GÓC CHA MẸ – 5 Cách dạy trẻ mầm non tính tự lập ngay tại nhà

Khi bước vào trường mầm non trẻ sẽ học thêm nhiều điều mới và trưởng thành hơn nhưng lúc nào con cũng cần có cha mẹ giúp đỡ và hỗ trợ. Đặc biệt, nếu cha mẹ rèn luyện được những tính tự lập thì sẽ làm một điều tốt, bởi đến trường các con sẽ biết tự ăn cơm, đi vệ sinh… Vậy bài viết này sẽ chia sẻ cho cha mẹ một số cách dạy trẻ mầm non tính tự lập.

Cha mẹ cần thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ

Trẻ em là những mầm non mới và độ tuổi từ 2 – 5 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành nhân cách và phát triển tư duy. Vì thế, giai đoạn này trẻ cần sự giúp đỡ nhiều hơn của cha mẹ. Trẻ sẽ có thêm nhiều động lực, hứng thú nếu khi hoàn thành tốt một việc gì đó được cha mẹ quan tâm và khen ngợi.

Cha mẹ cần thường xuyên khuyến khích, động viên trẻ

Bởi vậy, khi dạy con trẻ cha mẹ nên dành những lời khuyến khích, động viên thay vì những lời mắng trách, nặng lời hoặc ép buộc con mình. Nếu con chưa hoàn thành tốt mẹ cũng không nên phê bình ngay mà nên động viên con làm tốt hơn trong những lần sau.

Cha mẹ dạy con: Kỹ năng giữ gìn vệ sinh

Trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi đã có thể làm được những điều nhỏ nhặt nhất, vì thế độ tuổi này cha mẹ cũng cần chú ý bảo ban con cách tự giữ gìn vệ sinh chung trong gia đình, nơi công cộng và vệ sinh cá nhân. Ở nhà, cha mẹ nên rèn luyện cho con trẻ tự biết xả nước sau khi đi vệ sinh, tự rửa tay chân, mặt mũi, không vứt rác tự do…

Ngoài ra, nếu đến những nơi công cộng thì mẹ nên dạy các bạn nhỏ cách giữ vệ sinh chung ở trường học, công viên bằng một số việc như: Vứt rác đúng nơi quy định, không giẫm lên bỏ, không phá hoại đồ dùng công cộng….

Dạy trẻ những kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mẹ cần lưu ý dạy các em nhỏ là kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Đây là cách để con luôn tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình và giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian hơn khi chăm lo, nuôi dưỡng con mình. Một số kỹ năng đơn giản như: tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự ăn cơm, tự xếp sách vở,…

Dạy trẻ những kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Những kỹ năng này, trẻ em trong độ tuổi mầm non từ 3-5 tuổi đều có thể thực hiện được, vì thế trước hết cha mẹ cần hướng dẫn con cách làm thế nào cho đúng nhất. Sau đó, theo từng ngày cha mẹ sẽ quan sát những việc con làm và sửa lỗi sai nếu có, tuy nhiên hạn chế chửi mắng hay phê bình con mà thay bằng những lời động viên cho lần sau.

Dạy trẻ bằng cách: Phân công việc nhà phù hợp

Dù ở độ tuổi nào thì trẻ vẫn rất muốn khẳng định mình, nếu không có sự hứng thú thì trẻ sẽ không thực hiện. Do vậy, trước hết cha mẹ cần tạo cho trẻ em sự tự giác và trách nhiệm, bởi nếu trẻ biết rằng đó là những công việc mình cần phải hoàn thành như những thành viên khác thì con sẽ tự giác thực hiện.

Vì thế, cha mẹ nên phân chia công việc phù hợp với sức của trẻ như: dọn dẹp đồ chơi của trẻ, dọn bàn học mỗi ngày, xếp quần áo giúp mẹ,… Đây đều là những công việc có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự lập một cách hiệu quả nhất mà con tăng được sự gần gũi với các thành viên trong gia đình.

Để trẻ tự giải quyết những vấn đề của mình

Thông thường, cha mẹ là người xen ngang vào câu chuyện của con mình, bơi vậy nếu khi cha mẹ thấy trẻ đang tự lắp ráp đồ chơi, mày mò những món đồ mới hay lấy một quyển sách từ kệ…. Những công việc này cha mẹ khoan hãy giúp trẻ mà cần để con tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình trong an toàn.

Để trẻ tự giải quyết những vấn đề của mình

Trên đây là những chia sẻ mà chúng tôi muốn gửi tới các bậc cha mẹ đang có con em theo học mầm non trong độ tuổi từ 2-5 tuổi. Hy vọng bạn đọc sẽ có những phương pháp để dạy trẻ tính tự lập dễ dàng hơn.

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng là người thành lập trường và hiện đang nhận chức vụ hiệu trưởng tại Trường Mầm Non Chim Non. Đây là một trong những hệ thống trường được nhiều các bậc phụ huynh đánh giá cao, với cơ sở vật chất đầy đủ và điều kiện giáo dục hoàn thiện nhất. Vì thế, từ khi được thành lập, ngôi trường đã được nhiều phụ huynh gửi gắm con em mình.

Bài viết liên quan